KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH
Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm xây dựng hoặc xác định nguyên nhân hư hỏng, sự cố của một bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình xây dựng thông qua quan trắc, khảo sát, thí nghiệm, đánh giá hiện trạng bằng trực quan kết hợp với việc tính toán, phân tích theo tiêu chuẩn hiện hành.
CẦN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHI :
- Sau thời gian sử dụng công trình có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp, nghiêng, nứt, thấm ố… để đánh giá an toàn chịu lực của công trình.
- Khảo sát, ghi nhận hiện trạng công trình lân cận của dự án xây dựng trước khi thi công.
- Kiểm định chất lượng công trình cấp giấy chứng chứng an toàn chịu lực, đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất, vận hành công trình.
- Kiểm định công trình nhằm phân tích đánh giá chất lượng công trình phục vụ cho công tác chuyển đổi công năng sử dụng, cải tạo, thay đổi tải trọng, tăng tĩnh tải, hoạt tải sử dụng, nâng tầng; Đánh giá mức độ an toàn chịu lực của kết cấu công trình sau khi chuyển đổi công năng sử dụng cho Chủ đầu tư.
- Kiểm định bộ phận công trình hay toàn bộ công trình khi có nghi ngờ về chất lượng công trình trong quá trình thi công.
- Kiểm định chất lượng công trình – Kiểm định công trình phục vụ đánh giá chất lượng công trình để hoàn công công trình; bảo trì nâng cấp công trình; gia cường công trình.
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CỦA GKTECHS :
Bước 1: Khảo sát sơ bộ :
- Ghi nhận, tiếp thu yêu cầu của Chủ Đầu Tư.
- Thu thập, kiểm tra hồ sơ hoàn công của cấu kiện, kết cấu, bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình cần kiểm định.
- Quan sát trực quan hiện trạng những hư hỏng của công trình, đề xuất phương án và nội dung công việc kiểm định.
- Lập đề cương kiểm định chất lượng công trình xây dựng, kiểm định kết cấu trình Chủ đầu tư phê duyệt.
- Lập dự toán các đơn giá kiểm đinh chất lượng công trình, kiểm định kết cấu trình Chủ đầu tư phê duyệt.
Hình ảnh : Khảo sát tổng thể công trình – Kiểm định chất lượng công trình
Bước 2: Khảo sát kiểm tra chi tiết :
- Thực hiện kiểm tra đánh giá hiện trạng, đo đạc tiết diện cấu kiện, kết cấu, toàn bộ công trình, ghi nhận hư hỏng ( thấm ố, bong tróc, nứt thấm…), kiểm tra độ chuyển vị từng bộ phận kết cấu và tổng thể công trình để xác định các chỉ tiêu thông số kỹ thuật tại hiện trường.
-
- Hình ảnh khảo sát tiết diện kết cấu Hình ảnh siêu âm chiều dày thép
Hình ảnh khảo sát tiết diện kết cấu.
Hình ảnh khảo chiều dày xà gồ mái Hình ảnh đo võng kèo, xà gồ nhà xưởng
Bước 3: Thực hiện thí nghiệm kiểm tra:
- Thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng kết cấu công trình. Công tác thí nghiệm có thể thực hiện ngay trên cấu kiện kết cấu công trình bằng các thiết bị chuyên dụng.
Hình ảnh kiểm tra lực siết bulong Kiểm tra cường độ bê tông bằng bật nẩy
Hình ảnh kiểm tra cường độ thép
Bước 4: Phân tích, đánh giá số liệu khảo sát.
- Phân tích kết quả số liệu đo đạc, khảo sát.
- Kiểm tra, lập mô hình tính toán kiểm tra khả năng chịu lực theo kết quả số liệu thí nghiệm, đo đạc.
- Đánh giá tổng hợp nhằm xác định khả năng chịu lực, mức độ an toàn của một bộ phận hoặc tổng thể công trình theo tiêu chuẩn đánh giá chuyên nghành.
- Hình ảnh mô hình tính toán công trình
Bước 5: Lập báo cáo kiểm định công trình xây dựng
- Báo cáo kiểm định công trình xây dựng: sẽ trình bày mục đích và nội dung công tác kiểm định; ghi nhận hiện trạng công trình (bản vẽ và hình ảnh), phụ lục kết quả kiểm tra chất lượng kết cấu, kết quả khảo sát và tính toán kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình và khả năng chịu lực theo công năng sử dụng của Chủ Đầu Tư, đánh giá tình trạng hư hỏng của công trình (nếu có), đưa ra kết luận và kiến nghị giải pháp gia cố công trình (nếu có).